Đặc sản rượu ngô Na Hang Tuyên Quang

0
4589

Rượu từ lâu đã là thức uống gắn bó với cuộc sống của nhiều dân tộc trên thế giới, và người Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, khi nhắc đến loại rượu được làm từ men lá thì phải kể đến rượu ngô Na Hang, Tuyên Quang, rượu có mùi và vị đặc trưng từ ngô và men lá theo phương pháp thủ công, gia truyền, đó là điểm khác biệt với các loại rượu khác, kể cả rượu được chế biến từ ngô.

Đặc sản rượu ngô Na Hang Tuyên Quang

Để cất được một chai rượu ngô thơm lừng, êm say đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn chế biến cũng như thời gian với sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Rượu ngô Na Hang được sản xuất theo bí quyết của người dân Na Hang, là một loại rượu không gây hại cho sức khỏe con người, tạo cảm giác sum họp, ấm cúng, thân tình khi tất mọi người quây quần bên bàn rượu.

Rượu ở đây được nấu từ thứ ngô bản địa cùng với men lá truyền thống. Những hạt ngô không sử dụng hết được các gia đình dùng để nấu rượu. Khi đi vào các bản làng của các đồng bào dân tộc thấy hầu hết gia đình nào cũng biết nấu rượu ngô và mỗi gia đình cũng đều có dăm ba lít, thậm chí hàng vài ba chum rượu vừa để dùng dần, vừa để đãi khách quý khi cần.

Rượu ngô Na Hang - Men say ngất ngây
Rượu ngô Na Hang – Men say ngất ngây

Rượu ngô Na Hang khi uống vào có vị ngọt, thơm của ngô và đặc biệt nếu có quá chén thì hôm sau người uống cũng không bị mệt vì độ cồn của rượu không quá cao, trung bình khoảng từ 25-30 độ.

Đầu tiên, phải nhặt lá rừng, mỗi quả men là sự hòa quyện của hơn 20 loại lá rừng là các loài cây thảo dược từ tự nhiên như cán cuông, khúc khắc, ớt rừng, tẳng tó, lép nặm, nhân trần, mác mjầu, khau thương, pài đổng (cây vải rừng), chuối njồm, lạc moong, nét tỉ, hoom qua (chỉ thiên), một lá, tham tràng, trầu rừng, đứa poóng, mạt cần, củ giềng, củ xả, thêm vào đó là rau răm, môn thục, cam thảo, lá quế.

Trong đó, cây đứa poóng tạo nên mùi hương thơm đặc trưng cho rượu ngô Na Hang. Nguyên liệu cần nhiều nhất là riềng, riềng đào về, phải cạo sạch, không được rửa, sau đó, băm thành những lát mỏng, phơi khô, giã thật nhỏ, rồi phải được sàng một lần nữa. Gạo ngâm nước chừng 1 tiếng được mang đi đập mịn. Lá rừng được băm nhỏ, giã, sàng rồi ngâm nước. Riềng, bột gạo, nước lá rừng ngâm sẵn đem trộn đều với nhau.

Sau khi các loại thảo dược được rửa sạch, băm nhỏ và phơi khô thì mang trộn đều chúng lại với nhau, giã nhỏ và đem đun. Đợt đầu dùng nước nhào bột, nước hai để ngâm gạo. Tuy nhiên muốn rượu được thơm ngon, gạo phải được trộn trực tiếp với củ riềng, rau răm và lá quế đã xay. Men phải được ủ ít  nhất trong 10 ngày. Men càng trắng, càng phồng thì rượu càng ngon. Nhờ loại men lá này mà rượu ngô Na Hang trở nên nổi tiếng và hấp dẫn du khách thập phương.

Sự đặc biệt trong hương vị của rượu ngô Na Hang

Xem thêm các viết chuyên mục tại đây: Ẩm thực

 Muốn rượu thơm ngon, không bị chua thì ngô bung không quá nhừ hoặc không quá khô. Ủ men ở chỗ khô thoáng để đảm bảo quá trình lên men được tốt nhất. Dụng cụ nấu, ủ phải luôn sạch sẽ.

Hiện nay, ở Na Hang có khoảng hơn 100 gia đình nấu rượu ngô và đang mở rộng kinh doanh đến nhiều gia đình khác.

Uống rượu ngô Na Hang ta có thể cảm nhận được hết sự vất vả, sự nhọc nhằn và cả tấm chân tình của con người nơi đây đã gửi gắm trong từng giọt rượu. Sở dĩ rượu ngô Na Hang không chỉ nổi tiếng mà người dân luôn tâm huyết với nghề bởi nó như một thứ di sản văn hóa, nay đã trở thành sản phẩm du lịch không thể thiếu, phần nào làm nên niềm tự hào của người dân Na Hang nói riêng và người dân Tuyên Quang nói chung.

Bài viết được biên tập bởi:

Công Ty Trường Chính Kiệt

Chuyên cung cấp 

  • Đặc sản Tuyên Quang
  • Đặc sản các vùng miền
  • Rượu ngô Na Hang
  • Trứng vịt sạch, trứng vịt hồ Thủy điện Tuyên Quang
  • Trứng vịt muối

Hotline: 0984 588 258

Email: dacsantuyenquang2016@gmail.com

Websitehttps://xemtaiday.com/

Địa chỉ: Số 10 Ngách 96 Ngõ 230 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội.