Uống kẽm có tác dụng gì?

0
3498

Vẫn biết kẽm là một trong những chất quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết uống kẽm có tác dụng gì. Kẽm có thật sự cần thiết trong cuộc sống của con người hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn.

Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho con người. Đối tượng sử dụng kẽm được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là những em bé còn nằm trong bụng mẹ. Vậy người bình thường có cần bổ sung kẽm không?

Uống kẽm có tác dụng gì?

viên kẽm
viên kẽm

Kẽm có tác dụng với nhiều đối tượng khác nhau.

a.Đối với trẻ em còn trong bụng mẹ

Với nhóm đối tượng này, kẽm có tác dụng làm tăng khả năng phân chia tế bào. Nếu không được bổ sung kẽm đầy đủ trong giai đoạn mang thai, bà mẹ có nguy cơ sinh non gấp 3 lần. Không chỉ vậy, đứa trẻ sinh ra cũng có thể bị nhẹ cân, không phát triển về chiều cao, cân nặng, tư duy so với bà mẹ mang thai bình thường.

Bài viết tham khảo:

b.Với trẻ nhỏ

Thiếu kẽm ở trẻ nhỏ sẽ gây ra hiện tượng chậm tăng trưởng về chiều cao, cân nặng, dễ dẫn đến vấn đề suy dinh dưỡng, chậm phát triển, rối loạn sự hình thành xương, chậm dậy thì,…

c.Đối với người lớn

Với quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có trong cấu trúc của tế bào của 80 loại enzym bao gồm các enzym trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi AND, xúc tác các phản ứng sinh năng lượng như các enzym gan, các enzym chống ôxy hóa và hoạt hóa các enzym khác. Do vậy, kẽm tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống. Rất nhiều các cơ quan tổ chức khi thiếu kẽm dễ sinh các biểu hiện bất thường hay bệnh lý.

Thiếu kẽm gây ra các hiện tượng như:

  • Tóc xơ cứng, chuyển dần từ đen sang vàng.
  • Móng tay dễ bị đứt, gãy, khi gãy khó mọc lại
  • Da dẻ khô, xạm.
  • Giảm sự nhạy cảm của thị giác
  • Gây ra sự biếng ăn, viêm niêm mạc miệng…
  • Không thể tổng hợp phân tiết hormon tăng trưởng, insulin, thymulin… cùng với vitamin A, E, B 6..giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống các bệnh nhiễm khuẩn.

Những đối tượng cần bổ sung kẽm

thuốc kẽm
thuốc kẽm
  • Người ăn chay, phần lớn kẽm từ thực phẩm xuất phát từ các sản phẩm thịt. Những người ăn chay (đặc biệt là người ăn chay trường) sẽ cần nhiều hơn 50% kẽm trong chế độ ăn uống của họ so với người không ăn chay.
  • Những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết, bệnh thận mạn tính hoặc hội chứng ruột ngắn sẽ có một khoảng thời gian khó khăn hơn để hấp thụ và giữ lại kẽm từ thực phẩm mà họ ăn.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú, để đáp ứng đủ nhu cầu kẽm của bào thai, phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có lượng kẽm dự trữ thấp khi mới có bầu thì mỗi ngày sẽ cần thêm nhiều kẽm hơn những người khác.
  • Trẻ đã lớn nhưng vẫn bú sữa mẹ, cho đến khi được 7 tháng tuổi, trẻ có thể nhận được đủ lượng kẽm hàng ngày từ sữa mẹ. Sau đó, nhu cầu hàng ngày tăng 50% và một mình sữa mẹ sẽ không đáp ứng đủ nữa.
  • Người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm, nghiên cứu gần đây cho thấy 60-70% của những người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm có mức độ kẽm thấp hơn (điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em), bởi vì cơ thể hấp thụ nó khó khăn hơn.
  • Đàn ông bị suy yếu trong vấn đề sinh lý. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ kích thích khả năng sinh tinh diễn ra tốt hơn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nguyên tố vi lượng kẽm đối với cơ thể. Bạn hãy đối chiếu với mình và có kế hoạch bổ sung kẽm sao cho hiệu quả.

Bạn cũng có thể bổ sung các dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể từ các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược như đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, nhân sâm, tổ yến,…để tăng cường sức khỏe của mình và người thân.

Phúc Nguyên Đường chuyên cung cấp:

– Đông trùng hạ thảo

– Nấm Linh Chi

– Sâm Hàm Quốc

– Tổ yến

– Hồng hoa Tây tạng

– An cung ngưu

– Vitamin Khoáng chất

– Quà biếu cao cấp

Địa chỉ: Số 6B Trần Quốc Toản – Q. Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội.
Điện thoại: 024.6275.5355 – 0966.588.858
Website: https://xemtaiday.com/

Xem các bài khác trong chuyên mục: Sức khỏe

Bài viết đang theo dõi:

Bài viết gắn thẻ:

  • ăn gì để tăng cường trí nhớ
  • thức ăn bổ não tăng cường trí nhớ
  • thực phẩm chức năng tăng cường trí nhớ