Pin xe điện và vấn đề môi trường: Liệu xe điện có thực sự “xanh”?

0
873

Vận hành xe điện không gây phát thải khí nhà kính nhưng điều đó không có nghĩa là việc lựa chọn loại phương tiện này là hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới môi trường. Bởi quá trình sản xuất pin xe điện là lúc hình thành nên lượng lớn khí độc hại.

Vậy xe điện có thân thiện với môi trường?

Câu trả lời là có. Bởi xét cả quá trình: từ sản xuất, sử dụng cho đến khi kết thúc vòng đời, 1 chiếc xe điện phát thải ít hơn khoảng 65% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) so với xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch cùng phân khúc. Đây là thông tin có trong báo cáo của Bộ Giao thông vận tải Anh quốc.

Theo một thống kê được thực hiện vào năm 2020, xét riêng trong quá trình sản xuất, việc tạo ra một chiếc xe điện sẽ thải ra nhiều hơn 50% khí thải so với việc tạo ra một chiếc xe xăng. Trong đó, riêng việc sản xuất bộ phận pin xe điện đã chiếm 67% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Lượng khí thải của xe điện chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất xe và pin xe điện (Nguồn: Sưu tầm)
Lượng khí thải của xe điện chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất xe và pin xe điện (Nguồn: Sưu tầm)

Cách bù đắp lượng khí thải từ sản xuất pin xe điện

Tái chế pin là điều mà các nhà sản xuất xe điện cần phải nghĩ đến và lập kế hoạch rõ ràng để bù đắp lượng khí phát thải. Một ứng dụng mang tính thực tế, đang được triển khai tại nhiều quốc gia là sử dụng pin xe điện tái chế để tạo ra nguồn điện khẩn cấp tại điểm giao cắt với tuyến đường sắt.

Áp dụng những quy định về tái chế pin được xem là sẽ giúp lượng khí thải ra trong quá trình sản xuất phương tiện chạy điện tương đương với xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050. Và nghiên cứu cũng dự đoán rằng với tốc độ phát triển công nghệ pin, cải tiến trong sản xuất và xử lý pin như hiện tại, lượng khí thải nhà kính trong suốt vòng đời của xe điện sẽ giảm 76% so với xe chạy xăng, dầu.

Ngoài ra, kết quả phân tích chỉ rõ pin xe điện có cấu tạo thành phần hydro (FCEVs) hoạt động hiệu quả đối với phương tiện phân hạng nặng. Kéo theo kỳ vọng vào năm 2050, xe tải FCEV có khớp nối giảm 73% khí thải nhà kính so với xe tải đồng hạng dùng dầu diesel truyền thống.

Hiện nay, đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra lộ trình ngừng bán hoàn toàn xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thay vào đó là “xanh hóa” ngành giao thông với các loại xe điện. Cụ thể:

  • Vương quốc anh: dự kiến đến năm 2030 đạt kế hoạch.
  • Canada: đặt mục tiêu hoàn thành vào năm 2035.
  • Các quốc gia thuộc khối liên minh châu Âu EU: từng bước thắt chặt quy định về khí thải, mục tiêu ngừng bán xe xăng dầu vào năm 2035.

Về các nhà sản xuất xe, Volvo công bố sẽ ngừng sản xuất các mẫu xe trang bị động cơ đốt trong, sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030. Tại Việt Nam, nhà sản xuất và kinh doanh ô tô, xe máy điện VinFast đã chính thức đóng dây chuyền sản xuất và ngừng kinh doanh ô tô xăng.

VinFast ngừng sản xuất xe xăng từ 15/7/2022 (Nguồn: Sưu tầm)
VinFast ngừng sản xuất xe xăng từ 15/7/2022 (Nguồn: Sưu tầm)

Những rào cản khi lựa chọn xe điện 

Tuy nhiên nhiều người cho rằng vẫn còn rất nhiều rào cản để xe điện có thể lên ngôi, thay thế xe xăng. Bên cạnh những vấn đề liên quan đến thói quen cầm lái và sở thích lái xe, trở ngại lớn nhất liên quan đến các phương tiện chạy điện là giá thành và trạm sạc.

Sở dĩ cùng phân hạng, cùng thông số hiệu suất vận hành, nhưng giá xe điện luôn cao hơn xe xăng cùng loại là vì pin xe điện. Đây là bộ phận quan trọng, có giá thành đắt đỏ và chiếm tới 30 – 40 % giá thành xe.

Bên cạnh đó, xét trong trường hợp xe cạn xăng, người dùng chỉ cần rẽ vào cây xăng bất kỳ để nạp thêm, mất vài phút chờ đợi là có thể tiếp tục hành trình của mình. Trong khi đó, thời gian để sạc cho pin xe điện tính bằng giờ, trung bình từ 6 – 12 tiếng tùy loại, gây không ít phiền toái, bất tiện cho người dùng, nhất là khi hết pin giữa đường.

Chưa kể hệ thống trạm xăng dầu đã có hàng chục năm để xây dựng và phát triển, trở nên rộng khắp trên toàn quốc. Còn cơ sở hạ tầng dành cho trạm xăng vẫn còn đang ở mức sơ khai. Không phải ở khu vực nào cũng có thể dễ dàng tìm ra trạm sạc tiện lợi để nạp điện khi cần.

Thực trạng xe điện tại Việt Nam

Trong nỗ lực phát triển xe thuần điện, bên cạnh việc nghiên cứu sản xuất, VinFast còn không ngừng xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng dành riêng cho các xe điện của hãng. Theo đó quy hoạch hệ thống trạm sạc điện của VinFast có tới 150.000 cổng sạc phân bổ tại toàn bộ 63 tỉnh thành.

Bên cạnh đó, hãng rất chú trọng đến việc nghiên cứu pin, điển hình là sự ra đời của pin LPF có khả năng cho phạm vi di chuyển ấn tượng đối với xe máy điện. Đồng thời, VinFast cũng từng bước làm chủ công nghệ pin thể rắn và “siêu pin” cho ô tô điện có khả năng sạc chỉ tính bằng phút.

Trên hết, việc tiếp cận xe điện VinFast trở nên khả thi đối với số đông người dùng. Bởi hãng xe Việt đã áp dụng chính sách thuê bao pin xe điện vô cùng độc đáo và khác biệt. Đây là giải pháp thông minh, giúp khách hàng vừa giảm được gánh nặng tài chính, vừa không phải lo lắng về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến bộ phận này. Việc thu hồi pin xe điện để tái chế cũng nằm trong tầm kiểm soát của nhà sản xuất.

Với sự tiên phong của VinFast, tương lai về công nghệ pin xe điện và phương tiện xanh ở Việt Nam là rất có tiềm năng. Người dân hoàn toàn có thể kỳ vọng chỉ trong vài năm tới, xe điện sẽ “lên ngôi”, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia bền vững.